Xin chào các bạn. Gần đây, khi dịch covid hoành hành, các mẹ được ở nhà nghỉ dịch. Các con cũng đang trong mùa hè nghỉ học trên trường. Vậy là mẹ con lại được ôm nhau chơi với nhau. Nhiều mẹ thích yoga nên lại cho các con tập. Bài viết này Long muốn viết dành cho các mẹ. Liệu yoga cho trẻ em có tốt hay không. Có nên tập yoga kid (yoga trẻ em) không. Độ tuổi nào phù hợp cho các bé tập yoga. Long sẽ giải đáp cùng các mẹ nhé.
Yoga là bộ môn tâm linh cổ xưa lâu đời của Ấn Độ. Ngoài thiền, yoga là con đường thứ 2 giúp bạn tiến đến đích của sự thật, của sự thấu hiểu bản chất vấn đề. Bài viết này dành cho cộng đồng, Long xin phép không phân tích sâu về những điều đó. Ở đây, Long muốn giúp bạn hiểu bản chất thật của yoga. Yoga thật là gì?
Yoga là bộ môn về sự cảm nhận. Đối tượng của cảm nhận chính là cơ thể học của bạn. Cơ thể chúng ta gồm 3 lớp: vật chất, tinh thần, năng lượng (tâm linh). Chúng ta lớn lên, trưởng thành thật sự nhờ sự cảm nhận chứ không phải do sự đọc, học, sử dụng bộ não ghi nhớ thông tin và sử lý thông tin…. Nên việc bạn đọc trăm cuốn sách, học nghìn điều hay cũng không chứng minh bạn đã trưởng thành, chứng minh bạn thực sự biết rồi hiểu về nó.
Tham khảo thêm: Các bài viết về yoga bạn nên đọc ít nhất 1 lần trong đời
Long lấy ví dụ cho các bạn để chứng minh câu nói trên này. Hãy nhìn lại về những đứa trẻ. Đến tận ngày hôm nay, Long vẫn coi sự phát triển lớn lên của một đứa trẻ là sự ban ơn, điều kỳ diệu nhất trong cuộc sống. Đứa trẻ bắt đầu không hề biết đọc cuốn sách nào. Chúng cũng chẳng cần học ngay từ bé nghìn điều hay khi nào. Chúng học không phải bằng cách đọc hiểu, học hiểu mà bằng cách trải qua rồi nghiệm lại để thấu hiểu.
Nó nhìn thấy một người nữ, luôn tươi cười và chơi với nó. Mỗi khi nó khóc, nó thấy người đó ở cạnh nó. Người ấy cho nó bú khi nó đói. Người đó ở bên cạnh nó, nói với nó những từ ngữ yêu thương. Nó cảm nhận được tình yêu từ con người ấy. Nó thấy, khi nó sợ điều gì, nó khóc lên thì người ấy bên cạnh. Dần dần nó hình thành nên cảm nhận với người ấy. Người ấy thường xuyên gọi nó là con, nói với nó người ấy là mẹ. Dần dần đến tuổi có đủ năng lực nói, nó sẽ gọi người đó là mẹ.
Tham khảo thêm: Nghiệp là gì? Tại sao người ta sợ nghiệp?
Tiếng mẹ đầu đời là tiếng gọi nhiều cảm xúc. Bạn có thể khóc, có thể cười nhưng tóm lại sẽ là niềm vui lớn nhất cả đời người mẹ không quên. Con bạn cảm nhận được niềm vui đó. Nó thấy người đó vui khi nó gọi mẹ. Dần dần nó sẽ gọi mẹ nhiều hơn. Nó nhìn thấy bạn, nó sẽ dang tay ra và gọi bạn là mẹ. Cô hàng xóm đến chơi, nó cũng không gọi là mẹ. Chỉ khi nhìn thấy bạn, nó mới gọi là mẹ. Đây là cách học của đứa trẻ, là cách học bản chất thật của người. Chúng ta lớn lên rồi quên mất cách học chân thật của mình. Học thông qua sử dụng các giác quan, trải nghiệm rồi cảm nhận. Dùng cảm giác, cảm xúc, cảm tính, cảm thấy, cảm nhận rồi thấu hiểu để ứng xử.
Yoga cũng là con đường giúp con người trải qua nghiệm lại. Quan sát, lắng nghe, hít thở và cảm nhận sâu sắc về cơ thể học để hiểu rồi chuyển hóa. Nên yoga dành cho trẻ. Yoga cực kỳ tốt cho trẻ.
Tuy nhiên……
Cơ thể của trẻ lại chưa cứng cáp, khung xương còn cần phát triển, khớp cũng rất lỏng lẻo, dây chằng chưa khỏe,…. Trẻ em trước 18 tuổi còn trong trạng thái cơ thể đang phát triển. Trẻ em từ 0-10 tuổi thì xương khớp quá lỏng lẻo, cơ còn yếu dễ bị chấn thương. Mọi thứ ở trẻ trước 18 chưa hề có sự ổn định cả về cơ xương và khớp.
Tham khảo thêm: Phương pháp trị liệu phục hồi an toàn kích hoạt thần kinh cơ
Yoga có tính trị liệu (đưa ra các liệu pháp để trị dứt điểm vấn đề nào đó) vì do các bạn thực hiện asana (tư thế) kết hợp với hơi thở và sự cảm nhận. Một tư thế khác với một chuyển động. Chuyển động là trạng thái thay đổi cơ thể liên tục. Còn một tư thế là bạn giữ nguyên trạng thái cơ thể trong một thời gian lâu. Việc giữ một tư thế trong thời gian lâu giúp bạn làm mạnh cơ lên, tăng sức bền độ dẻo dai cho cơ. Các em bé dưới 10 tuổi, khung xương còn chưa chắc chắn, cơ vẫn còn đang phát triển. Vậy nên, trẻ em dưới 10 tuổi tuyệt đối hạn chế tập các asana (tư thế) trong yoga. Các bạn ấy sẽ tập yoga theo một cách khác với người lớn chúng ta.
Sau đây Long sẽ viết cách tập yoga theo độ tuổi của trẻ.
Từ 0-5 tuổi
Đây là giai đoạn đầu đời, giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời của đứa trẻ. Người ta thường ví, giai đoạn mang thai là giai đoạn kim cương thì giai đoạn từ 0-5 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển của bé. Bé sẽ học, trưởng thành thông qua cách dùng: cảm giác, cảm xúc, cảm tính, cảm thấy, cảm nhận rồi thấu hiểu vấn đề. Nên, cách giáo dục bé, cách hướng dẫn bé tập yoga trong giai đoạn này cũng quan trọng không kém gì.
Long chia giai đoạn này thành 2 đoạn, từ 0-2 tuổi và từ 2-5 tuổi
Từ 0-2 tuổi
Từ 0-2 tuổi, các bạn hãy cho bé tự tập các tư thế yoga tự nhiên của bé. Từ 6-8 tuần tuổi, bé biết cách giao tiếp bằng mắt. Bé sẽ nhìn theo hành động của bạn, theo dõi bạn. Lúc này, bạn có thể hướng dẫn bé tập yoga bằng từng chuyển động. Bạn có thể giơ tay lên, chuyển động thật chậm từng ngón tay. Hay giơ chân chuyển động gập duỗi… Cách hướng dẫn bé theo từng chuyển động sẽ tạo những dấu ấn đầu tiên cho bé về chuyển động cơ thể. Những chuyển động trong thời điểm này nên là những chuyển động chậm, đơn giản và chắc chắn. Bé sẽ học bạn cách chuyển động đó. Các chuyển động của bé sau này sẽ chắc chắn hơn khi bé đã được trải nghiệm từ những tuần đầu tiên trong đời.
Khoảng 8 tuần tuổi, bé biết mỉn cười thân thiện. Ngoài theo dõi chuyển động của bạn bé biết hứng thú và có những cảm nhận đầu đời. Đây là giai đoạn bạn nên ứng dụng những chuyển động đơn giản kết hợp với âm thanh. Ví dụ: tiếng vỗ tay, tiếng tay chạm vào vật,…. Những âm thanh, cảm xúc đầu đời cực kỳ quan trọng. Nó hình thành nên cảm xúc, cảm nhận cho bé sau này. Khi bạn có sự kiên nhẫn, lắng nghe cùng đồng hành với bé, bé cũng sẽ học được tính kiên nhẫn tình yêu từ bạn. Thời gian này, bé có cảm nhận rõ ràng về tình yêu. Nên hãy dành thời gian bên bé. Năng lượng tình yêu thuần khiết là nền móng quan trọng để bé phát triển về trí tuệ (sự hiểu bản chất chân thật) sau này
Tham khảo thêm: Chữa lành cơ thể bằng âm nhạc
Khoảng 2-3 tháng tuổi, các bạn ấy bắt đầu đến tuổi biết lẫy. Đây là thời điểm bé sẽ tự tập những tư thế yoga đầu đời. Bạn có thể thấy bé tự trườn người lên rắn thấp, hay 2 tay nắm 2 chân vào em bé vui vẻ….. Các bạn hãy theo dõi, tương tác và tạo cảm hứng cho bé. Thời gian trước, bé sẽ nhìn và cảm nhận hành động từ bạn. Còn đến thời điểm này, bạn sẽ làm và ủng hộ theo bé. Bé làm thế gì, bạn cũng làm tương tự như bé. Đó là cách tương tác, tạo cảm hứng và giúp bé có những cảm xúc đầu đời vui vẻ và hạnh phúc.
Bạn nên nhớ, mỗi ngày tuổi là hành trình kỳ diệu đối với bé. Với tư thế là người mẹ, bạn nên tập quan sát, lắng nghe và cảm nhận về bé. Bạn sẽ thấy, dù bé có thể không nói ra nhưng bạn vẫn cảm nhân được tâm hồn và cảm xúc của bé. Yoga đối với bé trước 2 tuổi chủ yếu đơn giản là giúp bé có những cảm nhận, cảm xúc đầu đời. Bé sẽ làm quen với những chuyển động đơn giản. Chúng ta lớn lên và bị những cảm xúc, tổn thương là do từ tuổi bé chúng ta không được mẹ chúng ta dạy và dỗ, chăm sóc bằng tình yêu thuần khiết. Nên bạn hãy dành cho con bạn cái mà đứa trẻ nào cũng cần.
Lắng nghe & quan sát, cảm nhận bằng năng lượng tình yêu, hít vào thở ra…… Những điều đơn giản nhưng thật sự ý nghĩa với 1 linh hồn lựa chọn thân xác làm người
Từ 2-5 tuổi
Bé biết nói, đi đứng. Bé có cảm xúc rõ ràng. Biết vui buồn giận hờn. Bé sẽ thể hiện những cảm xúc rất thật, tự nhiên của một đứa trẻ. Đứng trên góc độ là một linh hồn thực hành quá trình chữa lành và chuyển hóa cảm xúc bản thân, Long xin phép nói sâu hơn về cơ thể cảm xúc, năng lượng. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những cảm xúc khác nhau, trải nghiệm cuộc sống khác nhau. Và tất nhiên những tổn thương, cảm xúc sợ hãi, cảm xúc cô đơn, tiêu cực và tích cực trong mỗi bé khác nhau. Đây là giai đoạn bé thể hiện rất rõ những cảm xúc đó.
Trong vũ trụ, mọi vật đều tồn tại cân bằng. Dù có thay đổi đột ngột, khó dự báo trước như thời tiết hiện nay thì nó vẫn bảo tồn trên những nguyên tắc cơ bản. Con người chúng ta chưa biết và hiểu nên thấy nó biến thiên khó lường thôi. Trong đó, quy luật âm dương luôn tồn tại phát triển. Năng lương âm là năng lượng của người nữ, là năng lượng nuôi dưỡng, chở che, là tình yêu thuần khiết. Vì thế người nữ mới được trao trọng trách mang thai, sinh thai, và cuối cùng là dạy và dỗ đứa trẻ. Chỉ có sự kiên nhẫn, tình yêu thuần khiết, cảm nhận sâu sắc và nhạy bén từ người nữ mới giúp những đứa trẻ có những tổn thương riêng lớn lên trong đùm bọc tình yêu để chữa lành.
Tham khảo thêm: Nauli phá hủy cơ thể năng lượng âm người nữ
Nên vai trò của người mẹ trong thời điểm này là vô cùng quan trọng với bé. Người mẹ cần sự kiên nhẫn để lắng nghe, cần tình yêu để cảm nhận, cần quan sát để thấu hiểu. Giai đoạn này, mẹ nên tập yoga hít thở quan sát, lắng nghe và cảm nhận bản thân nhiều hơn. Bạn sẽ giúp được bé vượt qua giai đoạn này bằng những phương thức hợp lý nhưng hiệu quả.
“Con hư tại mẹ. Cháu hư tại bà” hay “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” cũng vẫn còn ít nhiều giá trị thời nay. Tất nhiên, chúng ta sẽ không hà khắc với con theo kiểu roi vọt khi con hư. Chúng ta cần giới hạn và đưa ra giới hạn kỷ luật cho con. Sự kiên nhân, tình yêu và lắng nghe con là cần thiết. Nhưng nếu con quá đáng, không chịu làm theo những gì mà mẹ kiên nhẫn hướng dẫn thì kỷ luật là cần thiết để con vào nề nếp. Những hình thức phạt, hình thức cắt thưởng sẽ cần đưa ra để con hiểu và cảm nhận rằng mình làm vậy không đúng.
Tham khảo thêm: Tự tập yoga tại nhà nên hay không nên
Ở tuổi này, xương của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển và ổn định. Nên các mẹ vẫn cần cẩn thận khi cho con tập các tư thế yoga. Tốt nhất vẫn là những tư thế cơ bản với bé: em bé thư giãn, rắn hổ mang thấp, tư thế lăn lưng, tư thế con mèo,…. Đang xen tư thế là những bài hát, bài vận động. Sau mỗi trò chơi, các mẹ có thể đưa ra những bài học, câu chuyện ý nghĩa cho các bé.
Sự thật thì, yoga thời điểm này đối với bé quan trọng vẫn là: giúp bé nhận diện được cảm xúc của chính mình. Hình thành cho bé thói quen tự chuyển hóa làm lành với tổn thương của chính mình.
Từ 6-10 tuổi
Bé bắt đầu trưởng thành thật sự. Bé có những mối quan hệ và những người bạn khác ngoài gia đình. Bé sẽ tiếp xúc với thầy cô và được sử dụng bộ não để học tập và phát triển. Ở giai đoạn này, yoga hỗ trợ các bé cách lựa chọn và cân bằng trong cuộc sống ở mức độ cơ bản.
Các bé tham gia các lớp yoga kid vui chơi. Các bé có thể tìm lấy thêm 1 hoạt động nào đó khác mà bé thích. Ví dụ bé thích đàn hãy cho bạn ấy chơi đàn. Thật sự, khi bạn yêu thích và tập trung mọi giác quan của bạn vào 1 công việc thì lúc đó bạn cũng đang thực hành yoga rồi.
Ở giai đoạn này, con tiếp xúc với bạn bè với thầy cô sâu hơn. Nên con bắt đầu có những quan điểm, góc nhìn và chính kiến cá nhân. Với cương vị người mẹ, bạn chỉ cần ở cạnh bên đồng hành quan sát lắng nghe và cảm nhận. Để thấu hiểu rõ, cảm xúc của con thật sự muốn điều gì. Khi bạn đồng hành với bé từ tuổi này, sau này bé sẽ luôn ở cạnh bên bạn chơi cùng bạn.
Giai đoạn từ 0-10 tuổi, các bé được tập yoga thông qua những hoạt động trải nghiệm và cảm nhận. Mẹ cũng nên học và tập trải nghiệm, cảm nhận, lắng nghe và quan sát mỗi ngày. Để có thể ở cạnh bên bé hỗ trợ và giúp bé có những trải nghiệm cảm nhận đầu đời đúng đắn ít sai lầm nhất.
Từ 10-15 tuổi
Đây là tuổi sinh lý bắt đầu bé có những biểu hiện của dậy thì. Là lúc những tổn thương, cảm xúc, sự cá tính, ngựa non nhưng háu đá được thể hiện. Bạn sẽ thấy con độc lập hơn, bạn cũng khó có thể trò chuyện với con. Điều này đến từ việc khi con còn bé, bạn đã bỏ qua không làm việc và chơi cùng con. Những tương tác hàng ngày với con sẽ giúp con bạn hiểu bạn và gần gũi với bạn. Nên hãy thay đổi từ ngay bây giờ. Lắng nghe, cảm nhận, quan sát, tình yêu với con để con thấy bạn là người bạn đồng hành tốt.
Ở độ tuổi này, tập yoga với con có mục tiêu là cân bằng được cảm xúc. Bạn có thể chỉ dạy, cho con đọc cách cuốn sách triết lý cổ điển về yoga. Bạn có thể cho con tham gia các lớp cộng đồng, các chuyên đề chuyên sâu về yoga. Ở đây con cần mẹ đồng hành và dẫn dắt. Ở đây người mẹ vừa là người coach (huấn luyện viên) vừa là người bạn đồng hành. Nên hãy cho bạn ấy trải nghiệm các môi trường yoga, các lớp yoga chuyên đề sâu, các lớp yoga cổ điển. Bạn ấy sẽ tự lựa chọn con đường đi cho chính mình.
Khi con bạn có 1 nền tảng cảm xúc tốt, sau này con bạn sẽ có những hành động, ứng xử tốt hơn.
Từ 15-18 tuổi
Tuổi này là tuổi các bạn cần sự khẳng định bản thân mình. Các bạn đã hình thành những tố chất, những điểm khác biệt và cần gia đình thầy cô bạn bè tôn trọng những cái khác biệt đó. Yoga ở độ tuổi này gần như tập giống với người lớn được rồi. Các bạn có thể tham gia các lớp cộng đồng cơ bản. Nếu bạn được mẹ cho tập yoga đúng cách từ bé như bài trình bày, bạn sẽ thấy con bạn ở tuổi này sẽ có những quan điểm, góc nhìn khác biệt. Đó chính là cái tôi, là những điều mà con bạn cần học và trải qua để hiểu ở kiếp sống này.
Mỗi đứa trẻ đều như những thiên thần. Chúng sinh ra, đón nhận những điều tốt đẹp từ vũ trụ thông qua cha mẹ. Những khó khăn, thử thách xảy ra với bé để bé hiểu và cảm về cuộc đời. Dù là những thiên thần, nhưng các bé vẫn có những tổn thương, những bài học mà các bạn ấy cần học. Với cương vị cha (dương) và mẹ (âm) bạn chỉ cần ở cạnh hỗ trợ, đồng hành, lắng nghe, quan sát và giúp đỡ bạn ấy tự nhận ra bài học và học rồi trưởng thành 🙂
Tham khảo thêm: Nguyên tắc trị liệu yoga
Mong những điều tốt đẹp đến với bạn, gia đình
Mong bạn luôn trên hành trình chuyển hóa cảm xúc bản thân, rèn luyện mỗi ngày đón nhận năng lượng nền móng: tình yêu thuần khiết
Mong bạn đủ kiên nhẫn, tình yêu sự cảm nhận để thấu hiểu bản chất thật của câu chuyện, bản chất thật của sự thật để đón nhận năng lượng trí tuệ
Giác ngộ là đích đến mà mỗi linh hồn khi sinh ra làm người muốn hướng tới
Bình an, hiểu biết, tình yêu & trí tuệ
Om Namaste
Bài viết có sự tham khảo các nguồn
http://mattroibetho.vn/vi/chia-se-thong-tin.nd77/8-moc-phat-trien-vang-cua-tre.i329.bic
Nếu bạn cần tham khảo HLV hướng dẫn yoga kid chất lượng
Hà Nội: Cô Hải Nguyễn Fb: https://www.facebook.com/profile.php?id=100005262253444 Cô hướng dẫn ở ecopark Hưng Yên
Học viện yoga Việt Nam Fb: https://www.facebook.com/HocVienYogaVietNam
Hồ Chí Minh: Cô Việt Nga Fb https://www.facebook.com/nga.leshon
Chị Hiếu Anh Fb https://www.facebook.com/hieu.anh.1069 Hiếu Anh có hướng dẫn yoga kid cho các trường học và đào tạo HLV yoga kid
Chị My Phạm Fb https://www.facebook.com/yogava.suckhoe.50