Tại sao hơi thở ra không phải hơi hít vào. Chúng ta kết thúc sự sống khi không còn thở ra. Và vẫn thường quen gọi là hơi thở chứ chẳng ai gọi là hơi hít vào. Tại sao lại gọi vậy. Cùng trilieuyoga.com tìm hiểu nhé.

Bản chất thật sự tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ tâm linh, ngôn ngữ nói lên bản chất thật của vấn đề. Và chữ hơi thở nói lên bản chất đó

Hơi thở là hơi bắt nguồn sự sống và kết thúc sự sống dưới thân xác con người

Khi sinh ra, ta đều cần phải khóc thét to ra. Nếu không khóc được thì bác sĩ cần tìm cách để ta khóc được. Khi còn ở trong bụng mẹ, khí oxi được đưa tới thai nhi thông qua dây rốn và CO2 cũng được thải ra bằng cách này. Lúc chào đời, bé phải tự thở bằng phổi và khí quản của mình. Cho nên tiếng khóc đầu tiên là nỗ lực của bé, cho thấy bé có thể tự thở (đẩy khí ra) để thích nghi với môi trường hoàn toàn mới. Bé sẽ khóc khoảng 30 giây đến 1 phút sau khi sinh ra. Tiếng khóc đầu đời cũng cho thấy bé đã được hút hết nước ối và các chất khác trong phổi, mũi để có thể thở ở môi trường bên ngoài dễ dàng hơn.

Tại sao hơi thở ra không phải hơi hít vào
Tại sao hơi thở ra không phải hơi hít vào

Khi chúng ta sắp lìa đời hệ hô hấp sẽ hoạt động kém đi. Sự gia tăng mức độ CO2 và giảm nồng độ oxy trong máu. Hệ hô hấp không thể co lại (thở ra) để đẩy CO2 tăng cao trong cơ thể hấp thụ Oxy vào cơ thể. Bạn cứ thử để ý lại cơ thể xem. Bạn chỉ cần thở ra thôi, cơ thể của bạn sẽ tự động hít vào. Và tình trạng linh hồn sắp rời thân xác đều do cơ thể không còn thở ra được nên không có hơi hít vào.

Hơi thở kích thích hệ thần kinh phó giao cảm

Trong hệ thần kinh của cơ thể, hệ thần kinh phó giao cảm (đối giao cảm) phụ trách trạng thái yên lặng và thư giãn của tâm. Nói theo ngôn ngữ THIỀN, nó ảnh hưởng tới trí năng, tỉnh ngộ, biết không lời, thầm nhận biết, trí tuệ không lời, chân tâm, tánh giác hay là “ông chủ”. Đối với kinh nghiệm tâm linh, nó đóng vai trò chính. Bằng những phương pháp thiền định hay thiền tuệ, ta có khả năng làm cho tâm trở nên yên lặng trong trạng thái chỉ [samatha] hay tâm định vững chắc trong trạng thái định [samadhi]. 

Hơi thở theo nghĩa tâm linh “buông không bỏ”

Có một câu chuyện Long từng đọc và rất thích. Câu chuyện nói về sự buông đích thực.

Chuyện kể rằng, một chàng trai rất bận rộn với công việc hàng ngày. Rồi đến một ngày anh nhận ra không còn nhiều thời gian cho cuộc sống. Anh muốn buông bỏ hết công việc nhưng áp lực không cho phép. Nghe danh có một vị thiền sư dưới chân núi có thể trả lời mọi câu hỏi. Anh lên tìm câu trả lời làm sao có thể buông bỏ được. Đén chân núi, anh gặp thiền sư và đặt câu hỏi cho ông. Ông không đáp chỉ nói anh xách một rỏ đi theo ông ra vườn.

Vườn ông treo leo trên đỉnh núi nên đi bộ khá xa. Trên đường đi, cảnh vật, tiếng chim hót khiến lòng anh mê mẩn yêu thích. Anh chợt thấy một cục bạc ở ven đường. Lòng tham anh nổi lên anh lấy cục bạc đó cho vào rỏ lên đường tiếp. Đi được một chặng đường, anh bắt đầu thấy mỏi vai. Nhưng vì tâm muốn có cục bạc để về bán nên anh cố gắng giữ bằng được. Đến giữa con đường, anh lại thấy cục vàng ven đường. Lòng tham nổi lên anh lai lấy cục vàng cho vào rỏ bỏ cục bạc ra. Trong lòng nghĩ cục vàng sẽ đáng giá bán nhiều tiền hơn. Anh tiếp tục lên đường với gánh nặng cục vàng trên vai. Rồi đến nửa đỉnh núi, anh lại thấy một viên kim cương ven đường. Anh thầm nghĩ, bán được viên kim cương kia đi thì anh có cả gia sản không cần phải làm việc lo nghĩ. Vậy là, viên kim cương lại được cho vào rỏ thay thế bằng cục vàng.

Tham khảo thêm: Ăn chay hay ăn mặn tốt hơn cho sức khỏe

Lên đến đỉnh núi. Đôi chân anh mệt lừ, đôi vai mỏi chĩu do phải vát đồ từ chân núi lên. Nhìn thấy trước mặt có suối nước anh vội vàng vứt bỏ rỏ trên vai chạy lại suối uống nước. Lấy nước mát từ dòng suối tưới mát cho khuôn mặt anh. Anh cảm thấy nhẹ nhõng, tâm hồn trở nên thanh thản và nhẹ nhàng hơn bất kỳ lúc nào. Tự nhiên, anh quên mất viên kim cương ở trong rỏ. Lúc này thiền sư mới cất lời:

Tại sao hơi thở ra không phải hơi hít vào
Tại sao hơi thở ra không phải hơi hít vào

– Chúng ta luôn còn những ham muốn và lòng tham. Và điều đó khiến ta không thể buông bỏ được. Nhưng thay vì phải nghĩ đến buông bỏ thứ gì đó thì hãy lựa chọn một điều gì đó mà hiện tại ta thấy tốt đẹp hơn. Lúc đó ta sẽ tìm ra ý nghĩa thực của sự sống

Hơi thở của bạn cũng giống như câu chuyện này vậy. Nó không dạy cho chúng ta chữ bỏ, nhưng dạy cho ta chữ lựa chọn. Bạn lựa chọn thở sâu hay nông. Bạn lựa chọn buông những thứ phiền phức, đau khổ,…..bên ngoài để tiến vào sâu bên trong bản thân hay không. Thì hơi thở vẫn còn ở đấy, vẫn không bỏ bạn, vẫn luôn đồng hành cùng bạn.

Tham khảo thêm: Hơi thở thuốc tiên miễn phí mà người không dùng

Ở bài phân tích 3 lớp cơ thể con người, Long có nhắc đến hơi thở biểu tượng về trí tuệ (sự hiểu biết bản chất).  Hơi thở là người bạn đồng hành cho bạn trên con đường tìm về lại sự thật trong chính mình. Hãy thử một lần, nằm xuống thả lỏng toàn bộ cơ thể. Bạn chỉ chú tâm hơi thở ra. Không gồng cố hít vào cũng không cố thở ra. Hãy để cơ thể hít và thở một cách tự nhiên nhất. Bạn sẽ tìm thấy được sự thư giãn, thả lỏng và thoải mái nhất cuộc đời. Ở đó bạn tìm lại được hơi thở của một đứa trẻ, hơi thở của sự sống và mở ra một cánh cửa mới về sự hiểu biết đích thật. Khi đó bạn kết nối lại với tình yêu thuần khiết của mẹ. Thở ra biểu tượng cho tính âm sự nuôi dưỡng, chăm sóc, chuyển hóa thuần khiết chính mình.

Tham khảo thêm: Phân tích cơ thể con người

Hãy thực hành nhiều hơn về hơi thở. Để cảm nhận và hiểu về nó 

Nó là người bạn, người đồng hành vô cùng thiết thực quan trọng khi bạn còn ở thân xác người hay chuyển hóa sang các kiếp sống khác.

Mong các bạn đủ bình an & trí tuệ

Namaste

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *