Hệ miễn dịch cơ thể phòng chống Covid 19 – Đại dịch covid 19 đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống toàn cầu. Thế giới mỗi ngày vẫn đang ghi nhận thêm những ca mắc mới, số người tử vong vì căn bệnh thế kỷ này. Ở Việt Nam, do làm tốt công tác phòng chống cách ly cũng như kiểm soát mà giờ chúng ta vẫn trong tình trạng ổn. Đó là một thành tích đáng kể tự hào mà Việt Nam đã làm được trong khi thế giới gặp nhiều khó khăn.
Để đạt được thành tích đó chúng ta cũng phải chịu hi sinh và mất mát nhiều. Hàng ngàn người chịu cách ly, những người bác sĩ đeo mặt nạ kín mặt trực ở các khu cách ly chữa bệnh cho người bị nhiễm không quản ngày đêm. Kinh tế chúng ta cũng đã đánh đổi khá nhiều. Chúng ta vẫn cần phải đảm bảo an toàn, thực hiện đúng theo yêu cầu của bộ Y Tế. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, chúng ta cần biện pháp nâng cao khả năng miễn dịch dần dần đưa nCOV về giống như cúm mùa thông thường.
Tham khảo thêm: Các bài viết về covid
Và bài viết dưới đây, với mong ước nhỏ bé của một công dân Việt Nam muốn đóng góp cho đất nước, tôi xin chia sẻ đưa ra những góc nhìn của cá nhân để giúp người dân Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung nâng cao hệ miễn dịch, góp phần sớm đưa nền kinh tế thoát khỏi cảnh khó khăn như hiện tại.
Trước tiên, chúng ta cùng hiểu một điều thực tế như thế này.
Sẽ có rất nhiều người cũng tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Nhưng người nhiễm người không nhiễm. Người thì xét nhiệm đến mấy lần mới dương tính. Người thì xét nghiệm lần đầu dương lần sau lại âm tính. Lý do thực sự đằng sau nằm ở hệ miễn dịch của cơ thể.
Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Trong quá trình lịch sử phát triển, loài người đã ghi nhận rất nhiều đợt cúm, đợt dịch thế kỷ. Nhưng sau cùng, hệ miễn dịch của con người cũng được nâng cao thích nghi được với hoàn cảnh môi trường sống.
Cơ thể = tổng thể các hoạt động hệ cơ. Khi một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể có các hệ cơ khỏe mạnh và làm đúng chứng năng nhiệm vụ của nó. Khi một cơ thể khỏe mạnh thì hệ miễn dịch cơ thể đó cũng sẽ khỏe mạnh. Vậy chúng ta có thể đi từ cách tập để nâng cao chức năng của hệ cơ.
Các bài tập nâng cao chức năng cho hệ cơ của cơ thể
-
Hít thở
Hơi thở là sự sống của cơ thể. Hơi thở đem oxi đến nuôi sống toàn bộ các tế bào và lấy đi C02 thải ra khỏi cơ thể. Nhờ có hơi thở, cơ thể mới có được sự sống. Trong các bài tập hỗ trợ về hơi thở, có bài tập thở bụng, thở tống hơi và luân phiên có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc cho cơ thể đơn giản mà an toàn nhất
-
Thở luân phiên
Thở luân phiên là một bài tập thở tối ưu hơi thở theo quan điểm của yoga. Khoa học nghiêm cứu đã chứng minh, cơ thể sẽ luôn chỉ hít thở 1 bên mũi. Còn bên mũi còn lại sẽ được nghỉ ngơi. Khi bạn thực hiện thở luân phiên, bạn đang tối ưu gấp đôi hơi thở của mình.
Lưu ý trong quá trình tập, nếu bạn bị khó thở, mũi bị nghẹt một bên thì thay vì luân phiên đổi bên liên tục, bạn có thể tập trước 1 bên thông dễ chịu liên tục trước khoảng 5-10 lần. Sau đó đổi bên còn lại. Các bạn có thể thực hiện nó mỗi ngày, bất cứ khi nào mệt mỏi. Link hướng dẫn các thở, ý nghĩa của bài thở Long để dưới cùng bài viết
Tham khảo thêm: Thở luân phiên hướng dẫn
-
Thở bụng
Thở bụng là bài thở tự nhiên của cơ thể con người. Khi con người được sinh ra, họ đã tự nhiên hít thở bụng rồi. Bạn sẽ thấy hơi hít vào bụng được phình nhẹ lên và hơi thở ra thì bụng sẽ xẹp nhẹ xuống. Lý do là do cơ hoành của bạn sẽ được đẩy căng xuống (bụng phình lên) khi hít vào và được đẩy cong lên khi thở ra (bụng xẹp xuống) ép phổi tối đa đẩy khí ra ngoài. Tuy nhiên, do công việc và cuộc sống hiện tại con người ta ngày càng sống nhanh vội khiến cho hơi thở cũng trở nên ngắn và yếu. Và chúng ta cần thực hành mỗi ngày trước khi đi ngủ 15 phút và 15 phút sau mỗi buổi sáng thức dậy để làm quen lại hơi thở bụng này.
Tham khảo thêm: thở bụng hơi thở sự sống
KHi thực hiện, bạn nên ở tư thế nằm thả lỏng toàn bộ cơ thể. Và đưa tâm trí quan sát lại về hơi thở. Khi hít vào biết bụng mình được nhẹ nhàng phình lên và khi thở ra biết bụng từ từ xẹp xuống. Nên nhớ không phải do bạn cố gắng phình bụng lên hay ép bụng xuống. Mà hãy để cơ thể tự nhiên phình xẹp bụng.
Mới đầu, bạn có thể tập theo 1-1 ( Hít vào 1 nhịp, thở ra 1 nhịp). Sau đó là 1-2 (Hít vào 1 nhịp, thở ra 2 nhịp). Rồi tốt nữa là 1-1-1 (Hít vào 1 nhịp, nín thở 1 nhịp, thở ra 1 nhịp). Rồi 1-2-2, 1-4-2 là tốt nhất (hít 1 nhịp, giữ 4 nhịp, thở 2 nhịp). Cuối cùng, buông bỏ nhịp đếm. Chỉ cảm nhận hơi hít vào ngắn một nửa hơi thở ra thôi.
-
Thở tống hơi
Thở tống hơi là bài tập thở đặc biệt trong yoga. Mục tiêu chính của bài thở là tống hết những hơi cặn trong phổi đưa ra ngoài. Là một bài tập thở về thải độc dạng cơ bản, nó giúp bạn tăng cường quá trình thải độc cho cơ thể bạn.
Hướng dẫn, lợi ích bài tập đẻ link dưới cùng của bài viết
Lưu ý: bài tập này là bài tập thở đặc biệt nên không dành mọi lúc mọi nơi và mọi đối tượng. Những người bị huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng, bị các bệnh về tim mạch, các bệnh về phổi không nên thực hiện tập bài thở này. Nếu bạn muốn, bạn cần có sự giám sát của huấn luyện viên yoga chuyên về trị liệu và đồng ý từ bác sĩ.
Bài niệm chú
Trong khoa học cổ đại khi xưa người ta thường sống bằng niềm tin và cảm xúc. Họ tin vào những bậc thánh nhân, tin vào nhân quả, tinh vào tốt đẹp. Và niềm tin đó tạo ra sức mạnh loài người vượt lên trưởng thành.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khoa học cũng đã có nhiều nghiêm cứu về niềm tin của con người. Nó là nguồn sức mạnh to lớn tạo ra rung động ở tầng sóng cao. Rung động đó tạo sức mạnh nội tâm cho con người. Trong đó, các bài niệm chú có tác dụng vô cùng quan trọng với cơ thể con người.
Khoa học hiện đại đã chứng minh, những bài niệm chú đồng thanh cùng ca một bài hát, một câu nói nào đó sẽ giúp tăng rung động cơ thể. Cơ thể chúng ta có 3 lớp: vật chất, tinh thần, tâm linh. Trong đó lớp tâm linh (năng lượng) quyết định đến cả 2 lớp còn lại. Và bài niệm chú tác động rất mạnh đến cơ thể lớp trong cùng này.
THam khảo thêm Âm nhạc chữa lành cơ thể
Nếu bạn theo đạo Phật, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Theo thiên chúa, hát những bài ca tụng về đức chúa. Theo đạo giáo nào, hát ca tụng theo đạo giáo đó với một tấm lòng tràn đầy tình yêu. Và trong yoga, cũng có rất nhiều bài tụng niệm như vậy. Bài niệm Om là bài đơn giản nhất, nhưng nó kết nối vô cùng vi diệu với năng lượng của vũ trụ.
(Có thời gian, Long sẽ viết 1 góc nhìn rất nhỏ bé của Long về chữ Om. )
Bạn ngồi thẳng trên ghế, thả lỏng cơ thể, cất tiếng OM theo 3 âm A U M. Giống như bạn nói AaaaaaaaaaaaUuuuuuuuuuuMmmmmmmmmm…. Các chữ cái phát ra theo đúng nguyên tắc cơ bản của âm đó. Chữ A cần mở to miệng A. Chữ U tròn miệng. Chữ M thì ngậm miệng rung trong miệng. Mỗi ngày rèn luyện sẽ ra kết quả là giọng nói, năng lượng của bạn sẽ không bị hụt và thiếu hơi từ bụng nữa 🙂
Các bài massage thư giãn cho cơ thể
Có câu nói cổ xưa như vậy: bệnh từ tâm mà ra. Tâm mà thư thái, nhẹ nhàng bình an từ đó bệnh nặng cũng thành nhẹ. Tâm lo sợ, đau khổ, bất an thì dù bệnh có nhẹ cũng chuyển thành nặng. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh về việc tinh thần có vai trò quan trọng trong trị bệnh.
Các bài tập masage thư giãn rất tốt cho cơ thể và sức khỏe. Nếu bạn đã từng tham gia lớp học của Long thì bạn chắc hẳn đã được Long hướng dẫn. Nếu chưa thì Long xin gợi ý 1 vài bài rất đơn giản bạn có thể áp dụng ở nhà.
Làm nóng phổi, tim, toàn bộ cột sống bằng chườm nóng. Bạn có thể lấy túi chườm nóng hoặc máy sấy tóc làm nóng dọc 2 bên cột sống, toàn bộ ngực phía trước và sau lưng. Bài tập này giúp cơ thể thư giãn, giúp làm ấm toàn bộ cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể. Hệ miễn dịch cơ thể sẽ bị yếu đi khi cơ thể nhiễm lạnh. Hơn nữa, việc chườm nóng còn giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Massage và chườm nóng 2 bên hông. 2 bên xương chậu của bạn chính là nền tảng cho cả cơ thể. Nó làm việc cả ngày nâng đỡ cơ thể trong đi đứng và ngồi. Việc massage thư giãn có tác dụng rất tốt giúp cơ thể được nghỉ ngơi. Cơ được thả lỏng sau một ngày vất vả
Cơ xương và khớp
Cơ thể = tổng thể các hoạt động của hệ cơ. Trong cơ thể, hệ cơ được chia làm 2 nhóm: cơ vận động & cơ nội tạng. Thước đo cho sức khỏe của cơ: khả năng co cơ (thở ra) + khả năng dãn cơ (hít vào) + sức mạnh lập đi lập lại co và dãn cơ. Khi tập cho hệ cơ khỏe, ta sẽ tăng được sự đề kháng của hệ miễn dịch.
-
Các bài vận động cho hệ cơ chân, hông
Trong ngôi nhà cơ thể của bạn, hông chậu được ví giống như nền của một ngôi nhà. Còn 2 đôi chân được ví như móng ngôi nhà. Khi bạn dùng phản xạ nâng cơ thể, bạn sẽ dùng xương và khớp. Và những triệu chứng như thoái hóa, thoát vị, đau xương khớp sẽ xảy ra khi xương và khớp của bạn trở nên yếu. Trong khi đó, chức năng của cơ là hỗ trợ cho quá trình chuyển động. Tập cho hệ cơ khỏe, ta sẽ tăng được sự đề kháng của hệ miễn dịch.
Video hướng dẫn link cuối
-
Các bài tập cho hệ cơ lưng, cơ vùng cột sống
Cột sống được ví như trụ cột của ngôi nhà, là cái cột để sống. Khi cột sống biến dạng, dần dần trụ cột sẽ mất thăng bằng. Từ cột sống chuyển dần thành cột không sống, cột sắp đứt rồi thành cột đứt.
Cột sống được cấu tạo từ lớp xương và đĩa đệm với 33-35 đốt sống. Do vậy, trong quá trình vận động di chuyển, nếu ban để lực bị dồn tác động quá nhiều vào cột sống lâu dần sẽ gây ra tình trạng thoái hóa, thoát vị, lệch vẹo cột sống. Hệ cơ lưng xung quanh cột sống sẽ giống như dây thừng cố định được cột sống. Bạn cần tập cho hệ cơ xung quanh này khỏe mạnh lên để hỗ trợ cột sống khỏe. Việc tập giữ cho cơ lưng khỏe còn có ý nghĩa tác động đến các cơ quan nội tạng quan trọng cơ thể giúp cơ thể khỏe tăng cường hệ miễn dịch.
Video hướng dẫn link cuối
-
Các bài tập cho hệ cơ cổ vai gáy
Cổ vai gáy có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó là phần để nâng đỡ bộ não, cũng là phần khung chứa tim và phổi. Khi cơ ở cổ vai gáy co rút, toàn bộ phần ngực của bạn cũng bị co rút. Cơ ngực co rút là một trong nguyên nhân gây ra một loạt triệu chứng: thở ngắn, tức ngực, đau thắt ngực,… Những căn bệnh lâu dài cho cơ thể xuất phát từ đây
Xương bả vai là trụ cột cho toàn bộ vai cổ gáy và phần ngực. Từ việc thay đổi chuyển động đúng của vai khiến cổ vai gáy của bạn khỏe mạnh. Các triệu chứng, căn bệnh nguy hiểm cũng từ đó tránh khỏi.
Video hướng dẫn link cuối
-
Bài tập để thư giãn hệ thần kinh
Hệ thần kinh là chỉ huy trưởng cho toàn bộ cơ thể của bạn. Khi thần kinh bị căng thẳng, bạn sẽ chẳng có thể làm việc hay hoạt động được gì. Vì vậy, các bài tập thư giãn cho hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể
Trong các bài tập thư giãn hệ thần kinh, hơi thở là quan trọng nhất. Bài tập thở bụng và thở luân phiên được áp dụng thường xuyên, mọi lúc mọi nơi với mọi đối tượng. Đặc biệt, khi bị triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi bài thở luân phiên có tác dụng ngay tức thì giúp giảm căng thẳng ngay tức khắc
Chế độ ăn uống dinh dưỡng
Ngoài việc tập luyện ra, chế độ ăn uống và dinh dưỡng vô cùng quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch được khuyến khích trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hoàn hành (nguồn của Bộ y tế)
Một chế độ ăn uống có cân bằng đủ tinh bột, protein, các axit amin, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước theo cân nặng của mỗi người là điều cần thiết để tăng hệ miễn dịch.
Rau xanh, các sản phẩm từ kiwi, sữa, trái cây (đặc biệt có mùi như chanh cam) có nhiều màu khác nhau quan trọng với cơ thể. Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, có nhiều vitamin B6, C, E và chất chống oxy hóa có thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng mầm bệnh.
Tham khảo thêm: 31 Cách cải thiện nhan sắc bạn nên biết
Gia cầm và động vật có vỏ nấu chính cũng vô cùng quan trọng. Nên hạn chế thực phẩm sống hoặc nửa chín trong thời gian này. Các loại sò ốc nhiều kẽm như: cua, tôm hùm, trai, nghêu. Sự thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hướng đến phát triển xương, vấn đề về tim mạch và hệ miễn dịch yếu.
Các bạn có thể xem thêm video chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng tại đây
https://ncov.moh.gov.vn/en/-/dinh-duong-lanh-manh-tang-cuong-mien-dich
Link hướng dẫn cách tập, ý nghĩa thở luân phiên http://diendanyoga.vn/tho-luan-phien-phuong-phap-tho-can-bang-nang-luong/
Link hướng dẫn cách tập, ý nghĩa thở tống hơi https://purna.vn/huong-dan-hoi-tho-lua-tay-rua-kapalabhati/?doing_wp_cron=1614763990.4325940608978271484375
Các bài vận động cho hệ cơ chân, hông
Các bài tập cho hệ cơ cổ vai gáy, phần thân trên https://www.youtube.com/watch?v=9rGu3Y9_E6E