Cột sống – trụ cột của sự sống. Có 1 người thầy của mình đã từng chia sẻ với mình câu nói trên. Cột sống = cột của sự sống. Nếu cột sống (CS) biến dạng thì toàn bộ hệ nội tiết, hệ bài tiết,… tất cả các cơ quan trong cơ thể đều biến dạng. Dần dần CS thành cột gần sống, cột sắp chết rồi đến cột chết
Vũ trụ sinh ra vô cùng kỳ diệu và mang tính thú vị. Vũ trụ cho trái đất là hình cầu. Rồi để các sinh vật có thể bình an chạy nhảy trên mặt đất lại còn tạo ra cái lực tên gọi là lực hút trái đất. Rồi trong hàng nghìn loài động vật, vũ trụ lại sủng ái đặt ân cho loài người có khả năng đứng thẳng, đi lại bằng 2 chân thẳng. Thưởng tưởng tượng loài người mà bắt chước lũ khỉ, tinh tinh đi bằng bốn chân thì thú vị và trông kỳ lạ ha
Khi loài người đứng thẳng được thì CS sinh ra giống như trụ của ngôi nhà. Hàng ngày dù chúng ta có đi đứng ngồi nằm hay làm gì thì CS vẫn chịu lực giữ cho cơ thể và các cơ quan ở trạng thái hoạt động bình thường.
Gắng liền với cột sống là tủy sống. Nơi toàn bộ hệ thần kinh di chuyển khắp cơ thể. Nhờ có hệ thần kinh (giống như lưới điện) mà cơ thể mới hoạt động bình thường.
Đông y là bộ môn khoa học nghiêm cứu về sự cân bằng trong cơ thể con người và vũ trụ. Người ta có nhận ra rằng, trên bàn chân có đầy đủ ngũ tạng cũng như có link đến CS con người. Nói một cách dễ hiểu, khi vận động (đi, đứng, nằm ngồi) bạn dùng lực chân đúng cách thì cột sống của bạn cũng sẽ được bảo vệ tránh chấn thương sau này.
Vậy đi đứng nằm ngồi sao cho đúng. Tạm thời bỏ qua lý thuyết giải thích. Mình ghi cách thực hiện ngắn gọn. Ai quan tâm hỏi sâu hơn nhé
Đứng
– Hai điểm góc trong và ngoài bàn chân (điểm ụ nhô lên màu xanh) được chạm sát sàn. Đường mặt trong chân (từ ngón cái kẻ xuống gót trong) được kích hoạt để có độ cong sinh lý tự nhiên theo độ cong cột sống.
– Năm dầu ngón chân xòe năm hướng khác nhau, tạo trụ lực kíc hoạt đều toàn bộ cơ bàn chân hoạt động. Sao cho lực ở giữa bàn chân được kích hoạt
– Kích hoạt giữ ống chân vuông góc với sàn
– Giữ cho 2 bên hông được đều trên 1 mặt phẳng song song với sàn (có thể tính từ đỉnh 2 bên xương chậu)
– Cột sống lưng ở trạng thái trung lập (ở chính giữa cơ thể khi nhìn theo mặt cắt ngang). Có độ cong tự nhiên sinh lý ở phần thắt lưng và cổ. Có độ gập nhẹ phần ngực
– Khi di chuyển, lực chia đều cho toàn bộ bàn chân không dồn vào gót
– Nâng nhẹ ngực lên, hạ vai về sàn, thả lỏng vai cổ gáy. Đưa cằm hướng ngực, Ôm nhẹ bụng vào trong
– Giữ cho gối không bị ưỡn. Khi gối bị ưỡn lực khi di chuyển dồn hết vào gót và gối thay vì chia đều cho các ngón chân, bàn chân, ống chân, 2 bên hông và cột sống lưng.
Ngồi
Khi ngồi, chân ta cũng được tạm nghỉ ngơi. Giữ cột sống lưng trung lập, 2 mông ngồi đều trên ghế. Chúng ta để 2 bàn chân cùng chạm sàn hoặc thả lỏng cho cả 2 bàn chân. Có thể Kết hợp bài tập khởi động cho ngón chân, cổ chân để làm mạnh các cơ phía dưới chân mình
Khi thư giãn
Cơ thể luôn có cơ chế tự nhiên gọi nôm na là tự phục hồi. Giống như máy móc, chạy hàng ngày cũng cần bôi dầu nhớt, bảo trì, bảo dưỡng thì cơ thể bạn cũng cần phục hồi vậy.
Khi chuyển trạng thái, không nên từ đứng nằm xuống ngay mà từ trạng thái ngồi nằm xuống. Khi ngồi nằm xuống, quay sang một bên rồi từ từ nằm xuống chứ không nằm thẳng xuống. Nếu các bạn đã học yoga và biết kỹ thuật đẩy chậu vào vị trí trung lập thì thực hiện. Không biết inbox mình mình hướng dẫn cách cho
Khi nằm ta thả lỏng cho toàn bộ chân, cơ thể. Giữ cột sống trung lập chính diện. 2 mông đều trên cùng 1 mặt phẳng. Thả lỏng cho đùi, gối, chân, cổ chân và bàn chân. Lưu ý nếu chân bị ưỡn gối, nên chèn lót 1 cái gì dưới chân để gối ko bị ưỡn à
Thả lỏng và hít thở sâu thư giãn
Ngoài ra bạn có thể tự tập các bài massage thư giãn ở nhà, bài thiền ngâm chân của sư cô Chánh Kiến
Ai có vấn đề gì thì cho mình xem lại dáng đi lại, đứng của các bạn ha ^^
Bài nay hơi nặng lý thuyết. Nhưng nó giúp cột sống và toàn bộ cơ thể bạn đc khỏe mạnh
Bệnh từ sự thiếu hiểu biết mà ra. Khi bạn biết ứng dụng, đi đúng, nằm đúng, ngồi đúng thì từ đó cơ thể khỏe đủ năng lực để chuyển hóa và tư phục hồi
Chúc các bạn tâm khỏe, thân an, trí sáng