Đau lưng là triệu chứng thường thấy ở người chơi thể thao hoặc tập yoga. Sẽ chẳng có công thức nào để phòng tránh bạn bị đau. Nên điều cơ bản nhất là bạn cần hiểu cơ thể cấu tạo xương khớp của bạn

Cột sống thắt lưng của bạn được chia thành 5 đốt L1- L5. Thân đốt sống rất to và chiều ngang rộng hơn chiều trước sau. Đây là đoạn cột sống đảm nhiệm chủ yếu chức năng chịu tải trọng và chức năng vận động. Các quá trình bệnh lý cơ xương khớp thường hay xảy ra ở đây, do chức năng vận động bản lề, nhất là ở các đốt cuối L4, L5.
 
Trong quá trình vận động của cột sống, đốt sống thắt lưng vận động theo trong các động tác gập người về trước hay uốn cong lưng về sau. Đốt sống vùng lưng sẽ yếu hơn vùng khác do không được liên kết hệ xương mà chỉ là các đốt sống nối với nhau. Nó sẽ không thể chịu được tải lớn khi cơ xung quanh cột sống lưng chưa khỏe. Tuy từ L1-L5 có nét tương đồng về cấu tạo nhưng chúng cũng có những điểu khác nhau. Vậy nên, độ uốn cong của từng đốt sống khác nhau
 
Cấu tạo cột sống thắt lưng khiến bạn bị hạn chế ngả sau
Khi vận động, bạn cần mở lồng ngực, nâng cơ bụng và hạ mông xuống giải phóng lực vùng thắt lưng. Trong yoga, có rất nhiều tư thế ngả sau có tác dụng làm mềm cột sống, lưu thông khí huyết từ đáy cột sống lên trên. Tuy nhiên, nếu bạn không biết mở ngực, ngả sau thả lỏng cột sống bạn sẽ rất dễ chấn thương và làm hại đến cột sống. 
Một số lưu ý cho bạn khi uốn cong vùng thắt lưng 
Hãy dãn hết cơ vùng quanh lưng trước khi tập ngả sau. Nếu vội vàng quá bạn có thể gây chấn thương ở lưng, cổ tay, mắt cá chân. Một vài động tác đơn giản như xoay cổ tay, cổ chân, tập giãn cơ lưng. Trong đó tập giãn cơ lưng là quan trọng nhất. Một vài tư thế cơ bản: rắn hổ mang, cánh cung, con bò con chó,….
 
Vì sao ngả sau bị đau lưng
Vì sao ngả sau bị đau lưng
 
Sau mỗi tư thế Asana ngả sau, nên tiếp đến một tư thế ngả trước. Với những người mới tập, bạn nên kết hợp thêm một Asana vặn mình để trả lại sự cân bằng và độ cong tự nhiên của cột sống. Khi bạn luyện tập nên cân bằng thời gian mỗi động tác ngã sau và thời gian mỗi động tác ngã trước. Cột sống bạn sẽ được cân bằng không lệch
Trong Yoga chú trọng nhiều đến hơi thở nên khi tập bạn quan sát hơi thở và đưa hơi thở vào từng chuyển động. Chẳng hạn khi tập tư thế Rắn hổ mang, khi vươn người lên đồng thời hít vào, vì lúc này các đốt sống lưng cần oxy để làm êm dịu và phòng tránh chân thương gây đau mỏi lưng sau buổi tập
Nhớ rằng bạn không nên vào ngả sau ngay khi mới tập. Phần lớn những người tập ngả sau họ cần độ dẻo dai nhất định của hệ cơ vùng thắt lưng đó.
Sưu tầm 
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *