Hít mũi thở mũi hay hít miệng thở miệng???
Bài viết dựa trên góc nhìn nhận cá nhân qua quá trình phục hồi trị liệu của mình. Mong nhận nhiều góp ý chân thành
Hôm qua, mình có trao đổi với 1 học viên. Bạn ấy tập ở 1 trung tâm lớn có uy tín chuyên đào tạo HLV ở Sài gòn. Bạn ấy mới tập được 1 thời gian. HLV của lớp luôn nói phải hít vào và thở ra bằng mũi. Hơi thở của yoga là hít bằng mũi và thở bằng mũi. Học viên không được hít thở bằng miệng. Và bạn cũng không biết làm gì hơn ngoài việc cố gắng hít và thở bằng mũi…..
Nếu ai đó đã từng tham gia hoạt động thể thao, chắc hẳn bạn đã gặp tình trạng NGỘT THỞ, khó thở. Đó là tình trạng cơ hoành của bạn không dãn ra đẩy xuống sâu để phổi bạn dãn được tối đa (bài nè mình ko phân tích sâu về hoạt động cơ hoành. Cứ hỉểu đơn giản là nhờ ông cơ hoành mà bạn hít và thở đc sâu hơn nè). Nó khiến cơ thể của bạn thiếu Oxi, không đủ cung cấp đáp ứng hoạt động của bạn. Tình trạng thiếu khí ban đầu sẽ xảy ra CO CƠ đột ngột (do cơ thể thiếu Oxi đường glucose sẽ tạo ra axit lactic bó vào cơ). Sau đó sẽ là tức ngực, choáng mặt, xay sẩm mặt mày, chân tay bị lạnh. Nếu người khỏe, đứng nghỉ một lúc cơ thể nạp đủ oxi lại sẽ không sao. Người yếu có thể gây sốc ngất sỉu tại chỗ. Tình trạng thiếu oxi trong lúc tập kéo dài, thì dù người khỏe hay yếu sớm muộn tim cũng sẽ bị yếu, phổi sẽ bị sơ,…. gây ra điều gì thì bạn tự biết rồi đó. Vậy tóm lại, khi tập i a ga thì tôi phải hít mũi hay hít miệng. Thở mũi hay thở miệng. Hãy xem lại về hệ hô hấp của con người trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi này ha.

Hơi thở – Hít mũi thở mũi hay hít miệng thở miệng Liệu bạn đã biết???


Hệ hô hấp chúng ta có cả mũi và họng. Nghĩa là không khí có thể đi vào cả bằng đường mũi và miệng (từ miệng đi vào họng). Xét về cấu tạo tự nhiên mũi của chúng ta có những lông mũi, bề mặt khô dáp. Cấu tạo tự nhiên này giúp ta khi hít vào bằng mũi KHÔNG KHÍ SẼ ĐƯỢC LỌC lớp đầu tiên. Một số bụi, vi khuẩn, những chất có hại trong không khí được giữ lại ở đây tạo ra gỉ mũi. Nhờ cấu tạo tự nhiên này, không khí vào phổi sẽ sạch hơn, giàu oxi hơn. Về đường thở, khi bạn hít thở bằng mũi, đường thở được kéo dài hơn. Nghĩa là, bạn sẽ hít vào được nhiều oxi hơn (hít sâu hơn) và đẩy ra được nhiều CO2 hơn (thở chậm hơn). Trong khi đó, cuống họng của chúng ta lại không có cấu tạo như vậy. Cuống họng lại là lớp cơ trơn, không có gì để cản bụi. Khi ta hít bằng miệng, 100% không khí sẽ đi vào trực tiếp khí quản và vào phổi bao gồm cả bụi, vi khuẩn,…. Tình trạng này gây ra cảm giác khô cổ họng, ngứa. Lâu dài vi khuẩn tích tụ ở cổ sẽ bị viên họng. Đường thở miệng cũng ngắn hơn thở mũi.
Vậy nếu phân tích về cấu tạo tự nhiên, thì hít thở bằng mũi sẽ lợi hơn nhiều. Yoga là bộ môn cơ bản về hơi thở. Nên đó là lý do bạn được các HLV yêu cầu hít thở bằng đường mũi.Tuy nhiên, cuộc sống thực tế nó lại không dễ dàng và đơn giản giống như lý thuyết. Nếu dễ, thì bạn đã khỏe hơn rất nhìu rồi. Đa số con người chúng ta hiện nay đều bị stress vì công việc. Chúng ta đều ăn thực ăn nhanh, sống nhanh nhưng ngồi nhiều và ít vận động. Chúng ta sống trong môi trường có ô nhiễm, căng thẳng và nhiều chất có hại. Đó là lý do khiến cho ông cơ hoành không còn được hoạt động tốt như hồi chúng ta mới ra đời nữa.

Hơi thở – Hít mũi thở mũi hay hít miệng thở miệng Liệu bạn đã biết???

Nếu bạn tập yoga phục hồi, yoga trị liệu kết hợp với các động tác nhẹ nhàng, hít thở, thư giãn và GIỮ THẾ lâu thì ok. Bạn có thể hít và thở bằng mũi. Vì dù bạn hít ko sâu nhưng do ĐỘNG TÁC NHẸ NHÀNG ĐƠN GIẢN nên OXI TRONG CƠ THỂ VẪN ĐỦ ĐỂ BẠN HOẠT ĐỘNG mà không rơi vào tình trạng thiếu khí. Nhưng nếu cơ thể của bạn rất yếu, hoặc bạn tập YOGA VỚI TƯ THẾ KHÓ, CHUỖI NHANH, YOGA THỂ DỤC NÂNG CAO, thì mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn. Hít thở bằng mũi sẽ không đủ oxi cho những người mới tập. Lúc này bạn phải hít bằng mũi thở bằng miệng. Thậm chí khi mệt, thiếu khí bạn HÍT VÀ THỞ BẰNG MIỆNG luôn 🙂
Giờ thì đã hiểu khi nào hít thở bằng mũi hay miệng rồi chứ. Cứ khi nào cơ thể bạn cảm thấy cơ bị rút, người thấy thiếu oxi chóng mặt là nhớ há ngay miệng hít gấp thở gấp cho tớ. Để oxi vào nhanh và cơ thể đẩy CO2 gấp ra khỏi cơ thể. Bạn có biết khi thiếu khí, CO2 trong cơ thể bạn được tạo ra rất nhiều không. Lúc đó còn gắng bằng mũi là tiêu tùng xẻng đóa hà.Tuy nhiên, đây chỉ là tình thế cấp bách thôi ha. Còn khi cơ thể bình thường rồi bạn gắng thở mũi hít mũi giúp mình ha. Trong quá trình tập, nếu bạn gặp tình uống thiếu khí chứng tỏ hơi thở của bạn đang ngắn. Hãy về tập ngay cho mình bài tập hít thở bụng bằng mũi ở tư thế nằm. 15 phút trước khi ngủ và 15 phút sau khi thức dậy
Sức khỏe của bạn cải thiện hay ko là do độ chăm chỉ, bền vững của chính bạn
Bình an tới tất cả những con người mà mình chưa được gặp ❤Yêu ạ
P.s Cách hít thở miệng ko bị khô họngDưới comment ạ. Hành trình tiến hóa không dành cho người lười biếng
Bình an ^^
Namaste