Thận khí yếu thận khí hư nên làm gì
Thời điểm này, Long nhận ra đa số đều đang xuống về thận. Đặc biệt phần khí của thận người người đều yếu đi nhiều. Do cả chủ quan lẫn khách quan
Trong đông y, người ta quan tâm tới khí và huyết. Còn tây y, người ta quan tâm tới Oxy và máu. Máu mà có đủ oxy thì máu đó là máu chất lượng đủ nuôi sống cơ thể. Người có đủ khí huyết thì người khỏe mạnh, hồng hào có sức sống. Với con người ở hiện tại, vấn đề về thận là vấn đề nặng và nhiều người bị. Theo góc nhìn 3 lớp cơ thể thận biểu tượng cho
Lớp cơ thể vật chất
Thận là bộ phận bài trừ độc tố cho cơ thể. THận suy dẫn đến cơ thể không bài trừ được độc tố. Từ đó dẫn đến phù nề, gây bệnh do cơ thể không thải độc được
Trong đông y, thận là bể khí. Tất nhiên, khái niệm đông y từ “tạng thận” hiểu sẽ rộng và khác so với bộ phận thận trong giải phẫu tây y. Nhưng chúng ta nhìn thấy 1 điểm chung là cả đông và tây đều nhắc đến khu vực đó nằm quanh rốn
Trong bụng mẹ, đứa trẻ lớn lên bằng việc hấp thụ dinh dưỡng qua rốn. Từ đó “thận khí” được nạp, được ,dưỡng và chuyển hóa. Đông y gọi đó là khí tiên thiên. Khí tiên thiên này quyết định đến 2 khả năng cơ bản của con người: vận động tinh và vận động thô.
Những đứa trẻ sinh ra bẩm sinh đã yếu đuối, khó nuôi dưỡng, gầy gồ, mông hóp, hay khóc đêm, khó ngủ sâu. Lớn lên khó chơi các môn thể thao, đau mỏi lưng khi ngồi, vận động tinh hay vận động thô đều gặp khó khăn là biểu hiện cho thận khí yếu. Nếu cha mẹ biết điều này sớm, thì cải thiện sớm tình trạng sức khỏe của con sẽ khỏe mạnh. Còn nếu không biết để cải thiện thì để lại di chứng sau này
Đọc thêm Các bài viết về khí công, yoga
Với nam, cơ thể gầy gò yếu đuối. Sẽ có vấn đề ít nhiều trong việc xuất tinh, cương dương, chất lượng tinh trùng. Mắt kém, não bộ hoạt động không linh hoạt, hay quên khó ghi nhớ. Người đi lên bậc thang, leo núi có xu hướng phải cúi đầu nhìn khoản cách gần. Tùy việc thận khí yếu như thế nào mà biểu hiện ra lâm sàn sẽ khác nhau
Với nữ thì vấn đề liên quan về chu kỳ kinh nguyệt, sinh sản khó, dễ bị lưu thai hoặc các vấn đề khác. Thận khí yếu khiến phụ nữ dễ cảm xúc, hay quên, trong ngày kinh sẽ đau đớn bụng dưới. Hay bị lạnh và người cũng hay quên, khó ghi nhớ. Người nữ có thận khí yếu thường hay lạnh trong, người ớn lạnh từ bên trong đặc biệt ngày đèn đỏ, và sau khi sinh con.
Cả nam và nữ đều có nguy cơ đột quỵ cao hơn khi thận khí yếu. Trên cơ thể có 2 luồng khí chính là khí thăng và giáng. Khí thăng giúp cơ thể bạn nâng cao, đứng dậy, hành động và tạo tác. Khi khí thăng yếu sẽ dẫn đến việc cơ thể bị sụt xuống. Thận khí yếu là 1 trong nguyên nhân gây đột quỵ. Điều ngược lại sẽ không đúng: thận khỏe vẫn có thể đột quỵ
Lớp cơ thể tinh thần
Thận ở lớp tinh thần biểu tượng cho sự chuyển hóa thanh lọc cân bằng cảm xúc. Long từng nói: không phải là lựa chọn con tim hay lý trí, mà là sự cân bằng giữa lý trí và con tim.
Người có thận khí yếu, không thể đạt được sự cân bằng giữa cảm xúc và suy nghĩ được.
Những người này có xu hướng nóng giận hoặc thờ ơ, bảo thủ cố chấp hoặc quá yếu đuối dễ bị tác động. Sẽ là cực dương hoặc cực âm trong suy nghĩ và cả cảm xúc chính mình.
Lớp cơ thể tâm linh
Thận biểu tượng cho nghiệp và phúc của con người. Một sinh linh không phải tự nhiên sinh ra trong gia đình đó, trong đất nước đó ở môi trường đó. THận đến và nhắc nhở ta những bài học về nghiệp phúc của chính mình. Thông qua việc nhìn nhận và thay đổi sức khỏe thận, ta chuyển hóa nghiệp phúc và đưa ra cách thức để tương lai không còn những khổ đau hay bất công xảy đến trong vô thức nữa.
Bài tập tập luyện để chuyển hóa
Đứng ở tư thế gần giống đứng tấn.
Hai chân tách rộng bằng hai hông. Hai bàn chân song song với nhau và lực chia đều mép trong và mép ngoài bàn chân. Lực dồn vào điểm giữa lòng bàn chân. Kích hoạt 10 ngón chân 10 hướng khác nhau khi bắt đầu vào tập
Đọc thêm Chủ đề về thiền
Sau khi ổn định chắc phần chân, đẩy hông ra phía sau tối đa. Lưng giữ thẳng, thả lỏng cổ vai gáy, cơ thể thân trên. Thả lỏng đầu hít thở sâu. Mỗi lần thở ra, lại đẩy hông ra sau thêm nữa. Quan trọng là lực giữ ở giữa bàn chân, 2 chân lực đều, lưng thẳng và thả lỏng thân trên.
Không cần phải giữ lưng vuông góc với sàn. Khi mỏi quá có thể hạ người về đùi. Nhưng nhớ giữ như lưu ý trên là được.
Bài tập này tập thường xuyên hàng ngày. Mỗi lần tối thiếu 5 phút tối đa 10 phút/lần. Lặp lại nhiều lần trong ngày
Những ngày đầu tiên chưa đứng được lâu thì tăng dần lên đến 5 phút.
Ngoài tập luyện, hãy giữ ấm bàn chân. CHân là gốc của thận khí. Bạn nên đi chân đất trên nền đất tự nhiên của trời đất, trên nền sỏi đá. Nếu nhà bạn gần suối hãy ra suối và đi bộ thường xuyên ở suối. Chế độ ăn uống bổ xung cho thận sẽ rất quan trọng với con người hiện tại. Bạn nên ăn nhiều những thực phẩm tốt cho thận và gan. Vì cơ thể hiện tại cần 2 tạng này khỏe mạnh.
Chúc các bạn có phút giây an nhiên, cân bằng & chuyển hóa hạnh phúc
Cả nhà cùng luyện tập và cẩn trọng với sức khỏe bản thân hiện tại. Cơ thể giờ Long thấy ai cũng yếu đi rất nhiều ạ