Bạn thở bụng hay thở ngực – Đâu mới là cách thở đúng. Chắc hẳn trong đa số các lớp tập bạn sẽ được HLV yoga nói thở bụng. Hít bụng phình và thở bụng xẹp. Tuy nhiên, có rất nhiều HLV cũng hướng dẫn bạn cách thở ngực và nói lên lợi ích của nó. Vậy đâu đúng đâu sai. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Trong hơi thở không có đúng hay sai

Thật sự, trong hơi thở của bạn không hề có đúng hay sai. Cách bạn tập sẽ phục vụ mục tiêu của bạn. Bạn cần hiểu rõ về hơi thở để tập sao đạt được mục tiêu ban đầu.

Trong vũ trụ, mọi vật đều có sự cân bằng âm dương. Âm dương là quy luật cân bằng quan trọng nhất. Nếu âm dương mất cân bằng, nó sẽ hình thành lên hiện tượng, sự vật khác để đạt lại sự cân bằng ấy.

Trong hơi thở cũng có cân bằng âm dương. Hơi hít vào là dương, hơi thở ra là âm. Hơi hít vào tác động hệ thần kinh giao cảm. Hơi thở ra tác động hệ thần kinh phó giao cảm (đối giao cảm). Hơi hít vào mang luồng khí đi vào kích hoạt cơ thể hành động gì đó. Hơi thở ra mang C02 đi ra cơ thể giúp cơ thể thư giãn và thả lỏng. Nên khi tập, bạn cần hiểu hơi hít và thở này để kết hợp với động tác. Động tác nào muốn làm mạnh cơ, động tác nào muốn làm thư giãn thần kinh. Khi đó hơi thở sẽ có chức năng phục hồi, trị liệu.

Bạn thở bụng hay thở ngực - Điều này có ý nghĩa gì không???
Bạn thở bụng hay thở ngực – Điều này có ý nghĩa gì không???
Tham khảo thêm: Các bài viết về hơi thở

Trong hơi thở, có thở thuận và thở nghịch. Nó đều có ý nghĩa và tác dụng khác nhau. MỤc đích của bài tập là gì chúng ta sẽ ứng dụng hơi thở đó. Long đã có bài phân tích về thở thuận và nghịch. Các bạn có thể tham khảo thêm.

Trong hơi thở cũng có người hít mũi thở mũi hay hít miệng thở miệng. Tất cả đều có ý nghĩa riêng, ứng dụng cho từng trường hợp riêng. Khi bạn hiểu bản chất bạn sẽ biết nên dùng gì vào lúc nào. 

Trong bài luân phiên, mũi trái mang năng lượng âm. Mũi phải mang năng lượng dương. Vậy nên, bài đó luôn bắt đầu và kết thúc bên mũi trái. Hơi bắt đầu và kết thúc đều là hơi thở ra (âm). Các bạn tham khảo lại cách thở luân phiên cân bằng theo từng bệnh, từng thời điểm ở đây 

Tác dụng và hại của hơi thở bụng

Tác dụng rồi còn có cả hại. À ừ đúng. Long luôn coi mọi thứ đều là công cụ để phục vụ mục đích của bạn. Hơi thở cũng vậy. Giống như con dao nếu bạn không biết cách dùng thì nó sẽ gây chấn thương cho bạn. Hơi thở bụng thì không làm người ta mất mạng hay tổn thương. Nhưng nó làm chị em hôn có thích. Nó xấu nếu tập nhiều. 

Khi hít vào thở ra, có sự hỗ trợ của cơ hoành. Khi hít vào cơ hoành co lại và đẩy xuống dưới tạo khoảng không cho phổi dãn lấy khí tối đa. Khi thở ra cơ hoành sẽ dãn ra và đẩy lên phía trên ép phổi đẩy khí ra ngoài. Vì cơ hoành chuyển động nên bụng sẽ phình và xẹp theo. Chúng ta có thể nhìn chuyển động hơi thở tự nhiên này khi quan sát trẻ em ngủ. Bạn có thể tham khảo chuyển động cơ hoành link dưới bài viết

Bạn thở bụng hay thở ngực - Điều này có ý nghĩa gì không???
Bạn thở bụng hay thở ngực – Điều này có ý nghĩa gì không???

Tuy nhiên, dù cơ hoành chuyển động thì cũng chỉ có chuyển động trong một giới hạn nhất định. Sẽ chỉ làm bụng phình 1 khoản chứ không thể phình căng. Sự thật, các HLV trị liệu đã tối ưu tác động của cơ hoành và cho học viên phình thêm cơ bụng và xẹp cơ bụng để massage toàn bộ hệ tiêu hóa. Tức là, dùng hơi thở để tác động sâu đến hệ tiêu hóa, thư giãn và giúp tăng cường quá trình thải độc cho cơ thể. Nếu bạn ứng dụng thở bụng (hít phình căng thở xẹp sâu) thì cơ thể bạn về hệ tiêu hóa thải độc sẽ cân bằng tốt hơn. 

Tham khảo thêm Các bài viết trị liệu thư giãn chuyên sâu

Nhưng nó có tác dụng phụ là cơ bụng sẽ bị tích mỡ và rất xấu về thẩm mỹ. Tiếp nữa nếu bạn muốn tập lên tư thế nâng cao thì sẽ rất khó để tập. Vì cơ lõi bụng là vùng vô cùng quan trọng để giúp bạn vào bất cứ thế nâng cao nào ổn định về cả 3 yếu tố: độ cân bằng, độ dẻo và sức mạnh.  Bạn sẽ không nên lên thế nâng cao nếu thường xuyên tập thở bụng. Bạn chỉ nên tập thư giãn, trị liệu khi thở bụng thường xuyên.

Tác dụng và hại của hơi thở ngực

Rồi đến anh thở ngực nè. Khi đọc các bài viết về thở ngực, Long có tình cờ tìm được một bài dịch phân tích về thở ngực do cấu trúc của xương lồng ngực. Long thấy cũng hợp lý khi xét về giải phẫu học. Link bài đó Long để cuối bài viết.

Ở bài này Long không muốn nhắc lại cái phân tích đó. Long muốn nói cho bạn nghe và tác dụng và hại dưới góc nhìn của Long về cơ thể.

Tham khảo thêm: Bài viết về trị liệu, kiến thức hay

Để chỉ có thở mỗi vùng ngực, bạn sẽ cần ôm bụng bạn lại. Hơi hít vào hay hơi thở ra chỉ là sự chuyển động khép và mở của xương lồng ngực. Điều giúp bạn:

  • Tạo sức mạnh cho cơ lõi vùng bụng. Hơi hít vào là dương tạo năng lượng sức mạnh cho cơ. Hơi thở ra âm thư giãn cho cơ. Vùng bụng là vùng nền tảng cho chuyển động các tư thế nâng cao. Nền tảng tốt thì bạn mới lên thế vững được. 
  • Tăng lượng oxi vào và thải lượng C02 ra ngoài
  • Giúp bạn tập ngực chuyển động. Vùng ngực là vùng xương chắc chắn và khá ổn định. VÌ nó cấu tạo bằng khung xương nên chỗ này dễ có những tắc nghẽn, dễ có những khó khăn khiến cơ thể đoạn này không được dẻo và cân bằng. Việc tập chuyển động thường xuyên cho lồng ngực sẽ tăng tính linh hoạt, dẻo dai. Khi vào các tư thế uốn dẻo cũng sẽ hỗ trợ cho bạn tốt hơn nhiều
  • Tạo sự ổn định cân bằng cho cột sống. Trong cuộc sống, chúng ta có vô vàng chuyển động khiến cột sống bị lệch mất cân bằng. Việc tập ôm cơ bụng tạo cơ lõi mạnh phần thắt lưng giữ cột sống ổn định. Phần lồng ngực cũng được chuyển động khép mở và nâng hạ khiến cột sống trở nên linh hoạt và là nền tảng vững chắc cho cổ vai gáy phía trên. Tất cả những ai bị chấn thương phần lưng, cột sống cổ Long có hướng dẫn họ các bài thở ngực để giúp họ ổn định. Tất nhiên, bài thở ngực sẽ cần có sự hướng dẫn cẩn thận và không phải tập ngay được ngày 1 ngày 2.
Tham khảo thêm: Kiến thức về thiền

Tất nhiên ngoài tác dụng thì nó cũng có tác hại vô cùng lớn. Khác với thở bụng chỉ làm bạn xấu và không lên thế nâng cao thì thở ngực có thể gây ra một số chấn thương nếu bạn không chú tâm và tập cẩn trọng. Chúng ta sẽ rất dễ bị tức ngực khó thở, hơi thở không sâu và dài khi thở ngực. Với người mới tập, bạn nên tập nằm ôm nhẹ cơ bụng vươn dài cột sống rồi đưa 2 tay qua đầu. Nó sẽ dễ chịu với bạn hơn đó 

Bạn thở bụng hay thở ngực - Điều này có ý nghĩa gì không???
Bạn thở bụng hay thở ngực – Điều này có ý nghĩa gì không???

Người bị tim mạch phổi huyết áp

Bạn nên cẩn trọng khi tập. Tốt nhất không nên tập ngồi hoặc đứng. Bạn nên nằm dán chặt lưng về sàn. Thả lỏng toàn bộ phần ngực và ôm nhẹ bụng vào. Vươn dài cột sống lưng vươn 2 tay qua đầu. Và hít thở ngực theo năng lực của bản thân. Nếu có cảm giác tức ngực khó chịu, nên dừng lại ngay và nghiêng người 1 bên nằm hít thở. Tập dần dần, chậm chạp cảm nhận cơ thể chứ không vội vàng. Ban đầu hơi hít vào thở ra có thể ngắn. Dần dần tối ưu để cơ thể quen dần.

Người căng thẳng thần kinh, stress, cảm xúc bị tổn thương

Đối với người này, bạn không nên tập. Vì khi thở bằng ngực, bạn sẽ mở và khép lồng ngực. Nó sẽ tác động rất mạnh lên tim bạn và gây áp lực khó thở. 

Bạn nên chỉ tập thở bụng bình thường và thở luân phiên. Bạn có thể đọc lại 2 bài thở này và ứng dụng với vấn đề của mình

Ngoài những đối tượng cần lưu ý chính nói trên, những người còn lại tập từ từ và cảm nhận cơ thể. Bạn nên tập từ nằm rồi dần lên ngồi cuối cùng là đứng. Khi tập tốt rồi, bạn có thể kết hợp với động tác để thành 1 chuỗi yoga. Hoặc có thể tập 1 vài tư thế asana giữ lâu kết hợp hơi thở ngực. Nếu tốt có thể thở Utrajl (thở con ong) kết hợp với thở ngực. Cơ thể bạn sẽ tăng sức mạnh đáng kể đó.

Sau khi thở ngực xong, bạn thả lỏng lại cơ thể và tập lại thở bụng hoặc luân phiên. Thở ngực sẽ tạo áp lực nhất định nên bạn cần một bài thở cân bằng lại sau thở ngực nhé.

Tập an toàn và khỏe mạnh

Bình an, khai sáng đến bạn

Om namaste

Sự chuyển động cơ hoành https://www.youtube.com/watch?v=srEcoXIYDk0

Bạn thở bụng hay thở ngực https://www.yogavietnam.vn/ban-tho-bung-hay-tho-nguc-dieu-nay-lieu-co-quan-trong/

Bài thở bụng khi đứng

Bài thở ngực khi đứng

Thở ngực khi nằm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *